Tin Tức

Có bao giờ bạn tự hỏi “tại sao con gái lại hay ghét nhau” không?

Thực tế cho thấy giữa con trai và con gái cũng có thể không ưa nhau, lời qua tiếng lại nhưng sự ganh ghét lại không hề phổ biến. Trong thế giới của con gái, mọi thứ dường như phức tạp, ngấm ngầm, mạnh mẽ, và dai dẳng hơn rất nhiều. Đó là lý do tại sao chúng ta nghe nhiều những câu chuyện về “mean girls” (các cô nàng xấu tính) ở trường học – thay vì các anh chàng xấu tính. 

Vậy đâu là lý do khiến cho con gái thường hay ganh ghét nhau?

Thứ nhất, con gái thường “được” dạy phải ganh đua với nhau ngay từ tấm bé

Ngay khi mới ra đời, các bé gái đã trở thành đối tượng để người lớn có thể vô tình hoặc cố ý, đem ra so sánh với nhau. Nếu như các bé trai thường chỉ bị so đo với nhau về cân nặng, chiều cao, và ít nhiều nét tính cách ban đầu, thì các bé gái lại thường xuyên bị so sánh rất nhiều về hình thức bề ngoài (mắt có to không, da có trắng không, mũi có thẳng không…), hành vi (có ngoan không, có nhỏ nhẹ tình cảm không, có chăm làm không, có sạch sẽ không…) và đủ các loại chuẩn mực của người con gái/phụ nữ hoàn hảo. 

Một khi đã so sánh, tất nhiên người lớn sẽ đặt con gái lên bàn cân cùng với nhau, thay vì so sánh con gái với con trai một cách công bằng vì đối với nhiều người, đặc biệt ở Việt Nam, con gái và con trai có những chuẩn mực khác nhau. Vì thế, con gái lớn lên với sự so sánh thường nhật giữa mình với các chị em gái, chị em họ, bạn cùng lớp, bạn hàng xóm, cùng với đủ loại ví dụ về “con nhà người ta” khác cũng là con gái. Không chỉ bố mẹ, ông bà, họ hàng trong gia đình mà ngay cả thầy cô giáo cũng thường xuyên so sánh học trò đồng giới với nhau, đặc biệt là con gái với con gái.

Cách “giáo dục” này khiến con gái hình thành thói quen trong đầu luôn so sánh, ganh đua mình với những người con gái khác, cảm thấy mình chỉ có thể trở nên tốt đẹp hơn nếu hạ bệ người con gái khác xuống. Bắt đầu có thể chỉ là những lời nói tự bảo vệ mình ngây thơ trước sự so sánh của người lớn như: “Bạn A viết chữ đẹp hơn con nhưng con viết nhanh hơn bạn ấy!” Dần dần sau này, nó có thể biến thành những lời nói xấu, hạ bệ ghê gớm hơn: “Con A điểm cao nhưng chưa chắc đã học thực chất, có khi mua điểm, mà tính cách nó còn kinh tởm như thế này… thế kia…” Song song với việc hạ thấp hình ảnh của người khác, con gái còn chịu áp lực phải tô vẽ, thêu dệt thêm hình ảnh của mình để cảm thấy tự tin hơn trong mắt bản thân và người khác. 

Thứ hai, thế giới online đã khiến con gái so sánh nhau 24/7

Cùng với lối giáo dục sai lầm từ khi còn nhỏ là sự so sánh không ngừng của truyền thông và mạng xã hội nhằm vào các cô gái, khiến con gái luôn cảm thấy việc ganh đua, kèn cựa lẫn nhau là hết sức bình thường và (thậm chí) còn đáng được tung hô, đưa lên báo chí. 

Nếu hai cô gái nổi tiếng nào đó tình cờ mặc một chiếc váy gần giống nhau, y như rằng hôm sau trên trang báo mạng, tạp chí thời trang sẽ đem ra so sánh: “Theo bạn, ai mặc đẹp hơn ai?” (Điều này rất hiếm khi xảy ra với các ngôi sao nam, mặc dù họ thường xuyên mặc những bộ vest tối màu không khác biệt nhau là mấy). Những so sánh đơn thuần như thế này khiến con gái “soi” kỹ hơn vào những đường nét cơ thể, những điểm khiến cô gái A vượt trội hơn cô gái B trong cùng một bộ trang phục. Sau đó là trang điểm, làm tóc, dưỡng da, làm răng, phẫu thuật thẩm mỹ… ty tỷ những thứ trên gương mặt của người con gái được đưa ra so sánh trên truyền thông và mạng xã hội, tạo nên áp lực lớn về hình thể, bề ngoài trong mắt người con gái. Chưa hết, mỗi lần có sự kiện nào liên quan đến hai cô gái, truyền thông cũng phải bằng mọi giá đặt cho hai cô ấy đối đầu với nhau.

Những so sánh về ngoại hình, vật chất, cái quần, cái áo, lối sống… ngày càng nhiều. Dù ta có muốn hay không, bản thân sẽ luôn cảm thấy mình đang không ngừng so sánh với người con gái khác, với người vợ khác, với người mẹ khác… để thấy rằng ta còn chưa hoàn hảo, cuộc sống của ta còn chưa đủ, và khổ sở chỉ vì ở ngoài kia có một người con gái khác (có vẻ) đang sống tốt hơn mình.

Thứ ba, bản chất con người khó kiềm chế được cảm xúc tự nhiên

Dù yếu tố bên ngoài có tác động nhiều đến thế nào, cũng không thể phủ nhận rằng so sánh, ganh tỵ, đố kỵ là những cảm xúc rất tự nhiên và bình thường của con người, không riêng gì con gái. Con gái khó kiểm soát được sự đố kỵ của bản thân hơn bất cứ ai vì áp lực xã hội, thói quen so sánh của những người xung quanh, cách truyền thông và mạng xã hội “buộc” con gái phải đối đầu lẫn nhau hàng ngày. 

Do vậy, đôi khi cách làm tốt nhất để đối mặt với sự đố kỵ của con gái là thừa nhận nó. Nếu bạn chọn nhìn cuộc sống của mình dưới con mắt tích cực, nó sẽ là tích cực – mặc dù có thể không bao giờ có sự “hoàn hảo”; ngược lại, nếu bạn chọn nhìn cuộc sống của mình tiêu cực, nó sẽ tiêu cực. Tất cả thực sự chỉ là lựa chọn. Hãy chia sẻ ý kiến của bạn cho TATU cùng biết nhé!



tin tức liên quan

26 Tháng 12, 2022
CUỘC THI DÀNH CHO NHÀ SÁNG TẠO NỘI DUNG ÂM THANH ĐÃ CÓ KẾT QUẢ
Hành trình của cuộc thi “Talk to all – Tall to you” đã chính thức về đích. Top 20 cái tên xuất sắc nhất của cuộc thi đã lộ diện.
Xem chi tiết
26 Tháng 12, 2022
RA MẮT MẠNG XÃ HỘI ÂM THANH TẠI VIỆT NAM
Việt Nam vừa chính thức xuất hiện mạng xã hội âm thanh đầu tiên mang tên TATU
Xem chi tiết
26 Tháng 12, 2022
HOT TIKTOKER LÊ BỐNG XÁC NHẬN THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH RA MẮT MẠNG XÃ HỘI ÂM THANH TATU
Đến với “Chương trình phát động Tháng hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia và ra mắt Mạng xã hội âm thanh TATU” Lê Bống hứa hẹn sẽ mang đến một hình ảnh mới, chuyên nghiệp và ngày càng có sự đầu tư hơn.
Xem chi tiết

CUỘC THI DÀNH CHO NHÀ SÁNG TẠO NỘI DUNG ÂM THANH ĐÃ CÓ KẾT QUẢ

26 Tháng 12, 2022
Hành trình của cuộc thi “Talk to all – Tall to you” đã chính thức về đích. Top 20 cái tên xuất sắc nhất của cuộc thi...
Xem chi tiết

RA MẮT MẠNG XÃ HỘI ÂM THANH TẠI VIỆT NAM

26 Tháng 12, 2022
Việt Nam vừa chính thức xuất hiện mạng xã hội âm thanh đầu tiên mang tên TATU
Xem chi tiết

HOT TIKTOKER LÊ BỐNG XÁC NHẬN THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH RA MẮT MẠNG XÃ HỘI ÂM THANH TATU

26 Tháng 12, 2022
Đến với “Chương trình phát động Tháng hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia và ra mắt Mạng xã hội âm thanh...
Xem chi tiết