Bạn đã bao giờ bị tổn thương nặng nề với lời hứa của một ai đó đến mức không thể tin tưởng bất cứ ai dù họ có chân thành hay không?
Pistanthrophobia là gì?
Pistanthrophobia là một nỗi ám ảnh tập trung vào sự khó khăn và lo lắng tột độ khi tin tưởng người khác - thường là do những trải nghiệm tồi tệ với các mối quan hệ trước đó.
Chứng sợ Pistanthrophobia được đặc trưng bởi nỗi sợ hãi phi lý về việc xây dựng mối quan hệ thân mật và cá nhân với người khác. Những tổn thương hoặc những trải nghiệm trong quá khứ có sức nặng đến nỗi lấn át đi mong muốn tin tưởng người khác.
Những người mắc chứng này bắt đầu cảm thấy mọi người sớm hay muộn sẽ khiến họ thất vọng hoặc bị phản bội. Họ trở nên vô cùng mất lòng tin. Họ sợ những tổn hại trong quá khứ có thể lặp lại và tất nhiên họ không muốn để điều đó xảy ra.
Họ muốn trao gửi yêu thương và tin tưởng nhưng lại cảm thấy không thể. Do đó, cùng với sự ngờ vực, họ cảm thấy thất vọng, buồn bã, tức giận, tội lỗi hoặc xấu hổ.
Biểu hiện chứng sợ Pistanthrophobia
Mọi người đều gặp phải một số vấn đề về mức độ tin cậy trong hiện tại hoặc sau này. Nhưng điều đó sẽ trở nên nghiêm trọng nếu họ phải chịu đựng từ ngày này qua ngày khác, đến mức ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và khiến họ không thể tin tưởng bất cứ ai.
Dưới đây là một số triệu chứng và đặc điểm hành vi phổ biến của những người bị chứng sợ Pistanthrophobia :
1. Sợ tin tưởng
Nếu bạn đã từng bị tổn thương hoặc bị phản bội trong quá khứ, thì khả năng rất cao là bạn đã nảy sinh nỗi sợ hãi khi tin tưởng bất kỳ ai một lần nữa.
Bạn sẽ tưởng tượng ra những tình huống xấu nhất mỗi khi điều tốt đẹp đang xảy ra, và bạn cho rằng mỗi lần bạn chọn trao trái tim mình cho ai đó, họ sẽ khiến bạn tổn thương.
Hành vi như vậy, nếu không được điều trị sớm, có thể dẫn đến một kiểu cư xử lạnh nhạt mãn tính đối với mọi người mà bạn từng gặp trong đời. Về lâu dài, nó không chỉ hạn chế bạn đến gần người khác mà còn cản trở người khác tiếp xúc với bạn.
2. Luôn cảm thấy ghen tị
Nếu bạn đang đối mặt với chứng sợ Pistanthrophobia, tìm kiếm tình yêu có thể là một thách thức lớn. Ngay cả khi bạn có thể vượt qua những thử thách ban đầu khi ở bên người mình yêu, bạn vẫn sẽ lo lắng về việc người ấy lừa dối mình.
Nhu cầu kiên trì kiểm tra đối phương và quan sát một cách lén lút của bạn sẽ không cho phép tình yêu này diễn ra một cách trọn vẹn. Thay vào đó, nó sẽ dẫn đến sự hoang tưởng và xích mích.
3. Gắn bó quá sớm
Nỗi sợ hãi bị từ chối hoặc lo lắng khi tin tưởng người khác thường có thể khiến bạn quá gắn bó sớm với ai đó trong một khoảng thời gian ngắn và luôn đòi hỏi sự đảm bảo về mối quan hệ cũng như muốn đối phương luôn phải nói yêu bạn.
Bạn mong đợi họ trở thành người yêu, người bạn tốt nhất, người bạn tâm giao ngay lập tức mà không cần quan tâm đến thực tế rằng: tất cả đều cần xây dựng bằng thời gian.
4. Suy nghĩ quá nhiều thứ
Anh ấy thực sự đang bị kẹt xe hay đang uống rượu với ai đó? Cô ấy thực sự đang nói chuyện với mẹ hay sự thật là một người đàn ông ở đầu dây bên kia?
Suy nghĩ quá nhiều trong mọi tình huống là một đặc điểm chung của những người mắc chứng này. Ngay cả khi bạn cố gắng và yêu ai đó bằng cả trái tim và tâm hồn mình, thói quen ngoan cường, phân tích mọi thứ quá mức này sẽ gây nguy hiểm cho mối quan hệ.
5. Giả định điều tồi tệ nhất
Vì những vấn đề về lòng tin và sự bất an quá cao, bạn tin chắc rằng mọi người xung quanh bạn có đều sẽ lừa dối bạn. Các mối quan hệ thân thiết của bạn chứa đầy sự nghi ngờ và suy nghĩ tiêu cực, điều này khiến bạn trở thành một người ghét mọi người hoặc cô lập với người khác.
6. Chứa đựng sự nghi ngờ bản thân
Bất kể lý do tại sao người lại lừa dối hoặc làm tổn thương bạn là gì, nhưng bạn sẽ hình thành thói quen suy đoán lý do thuộc về chính mình. Mặc dù không phải là phản ứng tức thì, nhưng đặc điểm này sẽ phát triển nếu bạn đã bị lừa dối nhiều lần.
Bạn có thể cảm thấy rằng bạn không đủ tốt đối với đối phương. Bạn sẽ để ý về những gì bạn nói, cách bạn hành động. Nếu thấy người yêu của mình nói chuyện với ai khác, bạn sẽ cảm thấy rằng họ hấp dẫn hơn bạn nên người yêu mới làm vậy. Và bạn tin rằng đối phương sẽ lừa dối bạn để đến với một người tốt hơn bạn.
7. Không tìm thấy tình yêu thực sự
Vì bạn không phải người dễ dàng tin tưởng ai đó, nên đã hình thành nhận thức rằng sẽ không có ai đánh giá cao bạn hoặc yêu bạn theo cách thông thường. Bạn không tin rằng tình yêu thực sự tồn tại, điều này khiến bạn khó chắc chắn về mối quan hệ với một người.
Tại bất kỳ thời điểm nào, ngay cả khi đang ở trong một mối quan hệ hoàn hảo với người yêu hiện tại, chỉ cần họ khiến bạn không tin tưởng 1 lần, bạn có xu hướng không cho họ thêm cơ hội bất kỳ cơ hội nào nữa. Mọi thứ bạn nghĩ hoặc quyết định đều dựa trên kinh nghiệm đau thương trong quá khứ.
Mong rằng với bài viết này bạn sẽ hiểu hơn về những người mắc chứng sợ pistanthrophobia cũng như các biểu hiện của chứng bệnh này. Trong phần tiếp theo, TATU sẽ mang đến cho bạn cách để điều trị chứng bệnh này, bạn dừng bỏ lỡ nhé!