Tin Tức

Điều gì lại khiến một người tự sát và muốn kéo theo những người vô tội?

Câu hỏi này gợi nhớ cho chúng ta về những vụ khủng bố liều chết, trong số đó có thể kể đến như: đánh bom liều chết ở Afghanistan; vụ nổ bom xe tại một sân chơi đông đúc ở Pakistan; một người Nigeria định cho nổ bom máy bay ở Detroit (2010); tấn công khủng bố tại Tunisie và mới đây là tại Paris làm 158 người thiệt mạng (2015).

Cho tới hiện nay, ngành khoa học tâm lý về khủng bố phần lớn vẫn còn nằm trên lý thuyết. Tuy nhiên, càng ngày càng có nhiều tiếp cận với các thành phần khủng bố và một ngành khoa học sơ khai đã dần thành hình.

Nghiên cứu ban đầu cho thấy rằng động lực khủng bố có thể vô cùng khác biệt nhưng một số các đặc tính đã được khoa học xác định như sau:


1. Con đường dẫn tới bạo lực

Các nhà khoa học sử dụng thuật ngữ “sự chuyển giao thế hệ” trong niềm tin của những kẻ cực đoan do GS tâm thần học, tâm lý học chính trị và thông tin quốc tế Jerrold M. Post, thuộc ĐH George Washington tạo ra. 

Hiện tượng này bắt đầu từ tuổi thơ ấu một cảm giác “nạn nhân hóa” và tách biệt; họ có niềm tin rằng chính những vi phạm đạo đức của kẻ thù sẽ biện minh cho hành vi bạo lực của họ, những thành phần khủng bố cho rằng hành vi tự sát cực đoan của họ sẽ thúc đẩy đạo đức được tối ưu hơn; niềm tin rằng sắc tộc, tôn giáo hay nhóm quốc gia của thành phần khủng bố là “đặc biệt” và đang bị đe dọa “tuyệt diệt”, đồng thời họ cũng thiếu quyền lực về mặt chính trị để đem lại những thay đổi bằng con đường phi bạo lực.

Nghiên cứu còn cho thấy một vài kẻ khủng bố có tư tưởng tội phạm và từng sống như tội phạm trước đây. Nghịch lý ở chỗ, theo một nghiên cứu mới, chính lo âu về cái chết lại đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy những tên khủng bố và các kẻ đánh bom liều chết – nỗi sợ vô thức về cái chết, về việc không để lại di sản cho hậu thế.

Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng dù ít có khi nào xảy ra đột ngột nhưng vẫn có những yếu tố kích thích làm đẩy nhanh tiến trình cực đoan hóa – ví dụ, việc một người bạn hay họ hàng bị giết chết do chính trị.


2. Các dạng khủng bố chủ yếu

Ervin Staub, giáo sư tâm lý danh dự thuộc ĐH Massachusetts, người vừa hoàn thành một cuốn sách về động lực của khủng bố và xung đột, đã xác định 3 dạng khủng bố chủ yếu:

Thứ nhất, “nhóm Lý tưởng”: đồng nhất với việc một số nhóm sắc tộc chịu đau khổ. 

Thứ hai, “nhóm Phản ứng”: phản ứng lại những kinh nghiệm đã xảy ra với nhóm của mình (như việc họ lớn lên trong một trại tị nạn hay nhìn thấy họ hàng bị sát hại; họ cũng có thể phản ứng lại một sự kiện sang chấn không liên quan trong quá khứ, như bị lạm dụng).

Thứ ba, “nhóm Vô hồn”: là những người lang bạt, bị cô lập hay lưu đày, họ tìm kiếm mục đích cuộc đời nơi các nhóm cực đoan. Nhóm cuối cùng là “mảnh đất màu mỡ” cho những kẻ tuyển mộ khủng bố.


3.Yếu tố nhóm 

Đa phần các nhà nghiên cứu đồng ý rằng lý giải nguyên nhân của hành động cực đoan, dù bằng giáo điều tôn giáo hay thế tục, đều được phát triển và lan rộng thông qua sự vận động của nhóm.

Internet đóng một vai trò quan trọng trong việc gia tăng con số các nhóm thánh chiến, nhiều nhóm là nhánh của những mạng lưới lớn hơn hay được kích động bởi Al Qaeda. Nhiều kết luận cho rằng Internet đã khơi mào cho “cộng đồng ảo thù hận”.

Một lý thuyết cho rằng khi cá nhân tham gia nhóm, họ thường dễ đưa ra các quyết định liều lĩnh hơn vì họ cho rằng mối nguy sẽ được san sẻ và vì thế, sợ hãi sẽ giảm thiểu. Khi nhóm trở nên cực đoan hơn, cá nhân cũng sẽ biến đổi tương tự, họ sẽ cảm nhận sức ép xã hội kinh khủng khiến họ phải đồng ý với quyết định của nhóm.

Đồng thời, nhóm có thể đem lại tình đồng chí và cảm giác có ý nghĩa. Nhóm có thể trở nên vô cùng gắn kết dưới sức ép của sự đe dọa và cô lập. Lập luận chống khủng bố như Cựu tổng thống George W. Bush khi ông mô tả chiến lượng chống Al Qaeda — “hun khói chúng, khiến chúng chạy thoát thân và mang chúng ra công lý” – thường chỉ khiến cho nhóm thêm gắn kết mà thôi. 


4. Yếu tố đạo đức

Một số tên khủng bố chấp nhận việc giết các quân nhân đang không tham gia chiến trận nhưng lại ghê tởm việc giết hại động vật. Một số chỉ thấy thoải mái khi con số thương vong hạn chế. Khi một kẻ hướng dẫn đánh bom của IRA được yêu cầu giết một viên cảnh sát có mẹ là góa phụ, hắn cho biết hắn có cảm giác mình “phải trả giá cho hành động đó”. Hắn bắt đầu lẩn trốn khi IRA giết một cảnh sát đang mang thai và hắn nghe cấp trên của mình nói “Chúng ta vừa giết 1 được 2.”

David C. Rapoport, giáo sư danh dự về khoa học chính trị và là chuyên gia kì cựu về khủng bố và đạo đức, cho rằng chung quy tất cả đều là tính toán về đạo đức, điều này được dẫn từ kết luận cho rằng kẻ thù của những kẻ khủng bố đã “làm điều gì đó rất tệ hại, rất kinh khủng đến độ họ phải chịu hình phạt.” Chính sự dao động về đạo đức gây chia rẽ và khiến nhóm giải tán.


5. Yếu tố trách nhiệm

Một khi đã là khủng bố thì rất khó để hoàn lương. Điều này đặc biệt đúng với những kẻ đánh bom tự sát trong tương lai. Một khi đã được giao nhiệm vụ tử thần thì họ bắt đầu được xem như là “những kẻ tử đạo sống”. Rút lui sẽ kéo theo vô vàn tủi hổ và nhục nhã.

Nhiều nghiên cứu mới cũng cho thấy, nhiều kẻ dùng cát chết để khủng bố bởi chúng mong chờ cảm giác được vinh danh, hi sinh cho lãnh đạo, trả thù, áp lực đồng đẳng… Đồng thời các nghiên cứu cũng cho rằng nhóm khủng bố thường hứa hẹn đãi ngộ đặc biệt cho gia đình của những kẻ tử vì đạo sau khi họ chết.


6. Từ bỏ khủng bố

Những người được tuyển mộ thường được hứa hẹn về những chuyến phiêu lưu đầy hứng khởi và hào nhoáng cùng với cơ hội thay đổi thế giới. Nhưng những gì họ nhận thấy chỉ là các nhóm khủng bố đầy chia rẽ với những ganh ghét và tranh đua cá nhân. Đồng thời, cuộc sống thì vô cùng buồn chán. Cuối cùng chỉ ngồi yên, uống trà trong nơi trú ấn. 

Với những người duy trì được sự hiện diện bên ngoài nhóm, áp lực về một cuộc sống hai mặt có thể khiến họ kiệt sức.

Bằng nhiều cách, khi họ già đi, họ sẽ nhận ra những ưu tiên của mình dần thay đổi – ví dụ, họ bắt đầu muốn lập gia đình. Họ sẽ nhận ra những mục tiêu của nhóm dường như khó có thể đạt được và khi nhóm dần trở nên cực đoan hơn, họ sẽ đạt tới giới hạn đạo đức của bản thân và trở về với một cuộc sống bình thường.


Trên đây là những đặc tính về tâm lý học của khủng bố đã được các nhà khoa học nghiên cứu và tìm ra. Vậy còn bạn, bạn nghĩ điều gì khiến cho một người trở thành khủng bố? Đừng quên để lại chia sẻ cho TATU cùng biết nhé!


tin tức liên quan

26 Tháng 12, 2022
CUỘC THI DÀNH CHO NHÀ SÁNG TẠO NỘI DUNG ÂM THANH ĐÃ CÓ KẾT QUẢ
Hành trình của cuộc thi “Talk to all – Tall to you” đã chính thức về đích. Top 20 cái tên xuất sắc nhất của cuộc thi đã lộ diện.
Xem chi tiết
26 Tháng 12, 2022
RA MẮT MẠNG XÃ HỘI ÂM THANH TẠI VIỆT NAM
Việt Nam vừa chính thức xuất hiện mạng xã hội âm thanh đầu tiên mang tên TATU
Xem chi tiết
26 Tháng 12, 2022
HOT TIKTOKER LÊ BỐNG XÁC NHẬN THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH RA MẮT MẠNG XÃ HỘI ÂM THANH TATU
Đến với “Chương trình phát động Tháng hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia và ra mắt Mạng xã hội âm thanh TATU” Lê Bống hứa hẹn sẽ mang đến một hình ảnh mới, chuyên nghiệp và ngày càng có sự đầu tư hơn.
Xem chi tiết

CUỘC THI DÀNH CHO NHÀ SÁNG TẠO NỘI DUNG ÂM THANH ĐÃ CÓ KẾT QUẢ

26 Tháng 12, 2022
Hành trình của cuộc thi “Talk to all – Tall to you” đã chính thức về đích. Top 20 cái tên xuất sắc nhất của cuộc thi...
Xem chi tiết

RA MẮT MẠNG XÃ HỘI ÂM THANH TẠI VIỆT NAM

26 Tháng 12, 2022
Việt Nam vừa chính thức xuất hiện mạng xã hội âm thanh đầu tiên mang tên TATU
Xem chi tiết

HOT TIKTOKER LÊ BỐNG XÁC NHẬN THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH RA MẮT MẠNG XÃ HỘI ÂM THANH TATU

26 Tháng 12, 2022
Đến với “Chương trình phát động Tháng hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia và ra mắt Mạng xã hội âm thanh...
Xem chi tiết