Tin Tức

Xúc cảm quá mức và tìm kiếm sự chú ý một cách thái quá đó chính là biểu hiện của rối loạn nhân cách kịch tính. 

Rối loạn nhân cách kịch tính (HPD) là gì?

Rối loạn nhân cách kịch tính còn được gọi tắt là HPD – Histrionic personality disorder được Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ xếp vào loại rối loạn nhân cách nhóm B. Những đối tượng được chẩn đoán mắc phải chứng rối loạn này được đánh giá là kịch tính, sống động, nhiệt tình, hoạt bát và đặc biệt là thích tán tỉnh.

HPD được đặc trưng bởi việc tìm kiếm sự chú ý quá mức, hình thái phổ biến của xúc cảm thể hiện một cách thái quá, bao gồm sự khao khát được chấp nhận và thực hiện các hành vi quyến rũ được cho là không thích hợp.


Nguyên nhân gây ra rối loạn nhân cách kịch tính

Cho đến hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân cụ thể gây ra chứng rối loạn nhân cách kịch tính. Tuy nhiên, họ cho rằng chứng rối loạn này sẽ có liên quan đến 2 yếu tố sau

Yếu tố gen di truyền: Dựa vào kết quả nghiên cứu khoa học nhận thấy rằng các đặc tính tính cách này hoàn toàn có khả năng di truyền từ cha mẹ sang con cái. Trong quá trình mang thai, nuôi dạy con cái thì tính cách của trẻ có thể bị ảnh hưởng. Một số thông tin nhận thấy nếu cha mẹ bị rối loạn nhân cách thì khả năng con cái trong gia đình cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với bình thường.

Yếu tố môi trường sống: Những yếu tố xung quanh như các mối quan hệ, nơi được sinh ra và lớn lên, các sự kiện có liên quan trong cuộc sống cũng là yếu tố làm ảnh hưởng đến nhân cách của con người. Đặc biệt, khi bạn sở hữu một gen di truyền dễ bị tổn thương, đồng thời chịu sự tác động của cuộc sống, các biến cố sẽ có khả năng bị HPD rất cao.

Bên cạnh đó, một số yếu tố nguy cơ có thể làm gia tăng tỉ lệ mắc chứng rối loạn nhân cách kịch tính như:

  • Tiền sử gia đình có người thân đã mắc phải các vấn đề tâm thần, đặc biệt là HPD.
  • Đã từng bị chẩn đoán mắc chứng rối loạn hành vi.
  • Bị hạn chế về mặt giáo dục, kinh tế kém, địa vị xã hội thấp.
  • Thời thơ ấu từng bị lạm dụng về ngôn ngữ, cơ thể, tình dục.
  • Các thành phần hóa học và cấu trúc bên trong não bộ bị thay đổi.
  • Thiếu tình thương, không nhận được sự quan tâm từ người thân, bạn bè, cuộc sống gia đình bị xáo trộn.


Triệu chứng và dấu hiệu của HPD

Người mắc HPD luôn khao khát và tìm kiếm những sự hứng thú, mới lạ và tự đặt mình vào những tình huống khó khăn, rủi ro có thể xảy ra. Những yếu tố này hoàn toàn có khả năng làm gia tăng nguy cơ tiến triển căn bệnh trầm cảm lâm sàng. Dưới đây là những dấu hiệu, triệu chứng dễ nhận biết của người mắc HPD: 

  • Thường xuyên diễn tả các câu chuyện hay một vấn đề nào đó một cách thái quá, lố lăng.
  • Luôn làm quá mọi vấn đề trong cuộc sống. Thậm chí có thể đêm tình trạng sức khỏe, ý định tự sát ra để thu hút sự chú ý của mọi người.
  • Nói rất nhiều, nói to, nói liên tục và sử dụng nhiều từ ngữ hoa mỹ để diễn tả nhưng không có chiều sâu. Người nghe thường sẽ khó có thể hiểu và biết rõ về những gì mà họ muốn truyền đạt.
  • Lòng tự trọng của họ sẽ được đánh giá và dựa trên sự chấp nhận của những người xung quanh.
  • Có tính ám thị rất cao.
  • Hoàn toàn không có được ý thức định hướng.
  • Có xu hướng sử dụng ngoại hình để khiêu khích, quyến rũ tình dục và làm cho người khác phải chú ý đến mình. Ngoài ra, đôi lúc họ cũng thể hiện sự ngoan ngoãn để người xung quanh quan tâm và để ý đến họ nhiều hơn.
  • Cảm thấy khó chịu mà trở nên nhạy cảm với những lợi góp ý, nhận xét, chỉ trích.
  • Thể hiện sự dễ dãi trong vấn đề quan hệ tình dục, tuy nhiên điều này thường sẽ không xuất phát từ nhu cầu của bản thân mà do muốn thu hút sự quan tâm, chú ý từ người khác.
  • Có nhu cầu và luôn đòi hỏi mãnh liệt về việc bản thân trở thành trung tâm của mọi sự chú ý. Khi không đạt được những điều mong muốn sẽ dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, stress, ám ảnh.
  • Có xu hướng nhanh chán những cái đã cũ và luôn muốn tìm kiếm sự mới mẻ, khác lạ.
  • Rất dễ chịu ảnh hưởng từ những người xung quanh, đặc biệt là những đối tượng mà họ đánh giá là quyền lực hoặc có thể quyết định đến cuộc đời của họ.
  • Có suy nghĩ rằng bạn bè, gia đình cần phải đối xử với nhau một cách thân mật và gần gũi hơn.
  • Có tính ích kỷ, thờ ơ với những người bên cạnh và chỉ muốn họ dành sự chú ý cho mình. Nếu một ai đó vượt lên họ hoặc dành được nhiều sự quan tâm hơn thì họ sẽ có xu hướng đố kỵ, ghen ghét.


Nhìn chung biểu hiện đặc trưng nhất của chứng rối loạn nhân cách kịch tính đó chính là xu hướng làm quá tất cả mọi việc và luôn muốn mọi người dành nhiều sự chú ý cho mình. Hy vọng rằng với bài viết này, TATU đã giúp bạn hiểu thêm về HPD, còn bất kỳ thắc mắc gì đừng quên chia sẻ cùng chúng mình nhé!

tin tức liên quan

26 Tháng 12, 2022
CUỘC THI DÀNH CHO NHÀ SÁNG TẠO NỘI DUNG ÂM THANH ĐÃ CÓ KẾT QUẢ
Hành trình của cuộc thi “Talk to all – Tall to you” đã chính thức về đích. Top 20 cái tên xuất sắc nhất của cuộc thi đã lộ diện.
Xem chi tiết
26 Tháng 12, 2022
RA MẮT MẠNG XÃ HỘI ÂM THANH TẠI VIỆT NAM
Việt Nam vừa chính thức xuất hiện mạng xã hội âm thanh đầu tiên mang tên TATU
Xem chi tiết
26 Tháng 12, 2022
HOT TIKTOKER LÊ BỐNG XÁC NHẬN THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH RA MẮT MẠNG XÃ HỘI ÂM THANH TATU
Đến với “Chương trình phát động Tháng hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia và ra mắt Mạng xã hội âm thanh TATU” Lê Bống hứa hẹn sẽ mang đến một hình ảnh mới, chuyên nghiệp và ngày càng có sự đầu tư hơn.
Xem chi tiết

CUỘC THI DÀNH CHO NHÀ SÁNG TẠO NỘI DUNG ÂM THANH ĐÃ CÓ KẾT QUẢ

26 Tháng 12, 2022
Hành trình của cuộc thi “Talk to all – Tall to you” đã chính thức về đích. Top 20 cái tên xuất sắc nhất của cuộc thi...
Xem chi tiết

RA MẮT MẠNG XÃ HỘI ÂM THANH TẠI VIỆT NAM

26 Tháng 12, 2022
Việt Nam vừa chính thức xuất hiện mạng xã hội âm thanh đầu tiên mang tên TATU
Xem chi tiết

HOT TIKTOKER LÊ BỐNG XÁC NHẬN THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH RA MẮT MẠNG XÃ HỘI ÂM THANH TATU

26 Tháng 12, 2022
Đến với “Chương trình phát động Tháng hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia và ra mắt Mạng xã hội âm thanh...
Xem chi tiết