Tin Tức

Đã bao giờ có ai đó khiến bạn cảm thấy tội lỗi về những gì mình đã làm (hoặc chưa làm) để buộc bạn thực hiện những gì họ muốn chưa?



Có rất nhiều người sử dụng hình thức điều khiển tâm lý này đầy chuyên nghiệp, gián tiếp dùng lên người khác trong cuộc sống hằng ngày nhằm đạt được mong muốn của mình, và nếu bạn đọc qua, có lẽ bạn sẽ nhận ra đây là một cách giao tiếp xuất hiện dày đặc ở tất cả các mối quan hệ từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp cho đến tình yêu.

Guilt-tripping, cũng như những cách thao túng tâm lý khác như “silent treatment” (sử dụng vũ khí im lặng) hay “gaslighting” (hiệu ứng thao túng tâm lý “thắp sáng đèn ga”) - đều được sử dụng nhằm mục đích điều khiển hành vi của một ai đó, và guilt-tripping thao túng người khác bằng cách khiến người đó cảm thấy có lỗi, cũng như làm họ cảm nhận những cảm xúc tiêu cực, chỉ trích hoặc làm xấu hổ họ để thuyết phục học tuân theo yêu cầu, hoặc mong cầu của mình.

Thế nhưng, tác hại của việc lấy cảm xúc của người khác để đổi lấy cảm xúc cho chính mình có tác hại lâu dài mà nhiều “guilt tripper” không để ý đến, thậm chí là trong các mối quan hệ gia đình hay bạn bè: sau mỗi lần cảm thấy tội lỗi, người nhận cảm giác này lâu dần sẽ sinh cảm giác phẫn uất, không bằng lòng hay thậm chí là oán giận với người đã khiến họ có cảm giác đó.


Guilt-tripping có biểu hiện như thế nào?

Có lẽ chính những người quan trọng với ta nhất sẽ là người khiến ta tổn thương nhất. Và guilt-tripping thường xuất hiện trong các mối quan hệ gần gũi như gia đình, bạn bè, sự nghiệp hay mối quan hệ lãng mạn. Nói cách khác, bất cứ mối quan hệ nào khiến một người bận tâm và muốn nâng niu, chăm sóc càng nhiều thì nơi đó có thể sẽ xuất hiện các hành vi guilt-trip.

Người ta bằng cách sử dụng vũ khí cảm xúc khiến người khác cảm thấy tội lỗi - để thể hiện sự thất vọng hoặc khó chịu của bản thân, thường là khi có một lý do nào đó bên trong ngăn cản khiến họ không thể bộc lộ điều mà họ thực sự muốn nói, cũng như không muốn thể hiện cảm xúc thực sự của chính mình. Có thể họ sợ bị bỏ rơi, họ cảm thấy bản thân không có vị trí trong lòng người khác, họ thấy mình không giúp ích được cho người khác,…nhưng không thể thể hiện điều đó; hoặc như sâu bên trong, họ sợ nếu như thể hiện cho người đó biết quá nhiều về cảm xúc thật - người kia sẽ chán ghét hoặc thất vọng về họ.



Guilt-tripping đến từ chính bố mẹ và gia đình!


Cảm giác có lỗi là một trong những cảm xúc có thể giúp một đứa trẻ học được rằng điều gì đúng và sai, từ đó giúp trẻ lớn lên lành mạnh và có sự đồng cảm, nếu nó biết rằng nó phải có trách nhiệm với lỗi lầm. Tuy nhiên, cảm giác tội lỗi ở một đứa trẻ sẽ là một vấn đề lớn nếu người lớn cố tình làm cho nó thấy tội lỗi để yêu cầu đứa trẻ làm gì đó, nhằm mục đích đạt được mong muốn của mình. 

Ví dụ như, khi bố mẹ muốn đứa trẻ giúp mình nhưng lại không nói thẳng và phân tích tại sao chúng nên làm như vậy. Người mẹ muốn đứa trẻ giúp mình trông coi em nhỏ, nhưng lại dùng hình thức guilt-tripping bằng cách nói với đứa trẻ rằng: sao con suốt ngày làm những chuyện khác vô bổ mà không giúp đỡ bố mẹ; sao con không nhìn xem “con nhà người ta”; họ buộc tội đứa trẻ rằng chúng không giúp họ làm việc nhà hay thậm chí là than thở và than phiền gián tiếp rằng đứa trẻ không bao giờ hiểu những nỗi khổ hay mong muốn của bố mẹ.

Nhiều phụ huynh thậm chí không nhận ra hành động đó gây ảnh hưởng lên tâm lý và nhận thức của đứa trẻ như thế nào - Theo nhà tư vấn lâm sàng chuyên nghiệp Lorie Kaufman nói trên tạp chí verywellfamily. “Phụ huynh dùng hình thức khiến đứa trẻ thấy tội lỗi như một phương pháp nuôi dạy con cái với mục đích nhắm vào mong muốn nghe lời của đứa trẻ” - Theo Kaufman - “Những người bố, người mẹ ấy cảm thấy hết cách hoặc vô vọng trong việc kiểm soát, điều khiển hành vi của đứa trẻ trong vài trường hợp nào đó có thể sẽ khiến chúng thấy có lỗi để có thể khiến nó thực hiện hành vi mà họ muốn, hoặc dừng việc làm những điều họ không thích”.

Thế nhưng, việc làm con cái cảm thấy tội lỗi không phải là một cách tốt để dạy dỗ con trẻ vì chúng không thực sự hiểu rằng mình đã làm gì sai, đặc biệt nếu bố mẹ không giải thích rõ ràng về vấn đề đó. Theo Kaufman Rees, trẻ em và trẻ vị thành niên có thể sẽ phản ứng với hành vi khiến mình thấy có lỗi từ bố mẹ theo 2 cách:

1. Chúng mang theo cảm giác tủi nhục, có lỗi theo mình. Từ đó dễ dàng khiến chúng trở thành một người mong muốn đạt được sự công nhận của người khác, như một “people pleaser” chính hiệu - đánh đổi mong muốn của mình để làm hài lòng người khác.

2. “You think I’m bad? Well, I’ll show you!” - “Bố mẹ nghĩ con tệ, con ngu ngốc, con hư hỏng á? Ổn thôi, để con cho bố mẹ xem con là người như thế nào!” - Đến lúc đó, bố mẹ càng mất đi sợi dây liên kết giữa mình và đứa trẻ bởi chúng thoát khỏi nỗi đau và cảm giác tội lỗi bằng cách trở nên bốc đồng và không muốn bị chỉ trích bởi họ nữa.

Ở những đứa trẻ liên tục cảm thấy bản thân mình có lỗi, mình làm tổn thương bố mẹ,..lớn lên sẽ rất dễ mang theo lòng tự trọng thấp. Chúng lớn lên rất nhạy cảm với sự so sánh và đặc biệt chịu tổn thương bởi áp lực đồng lứa (peer pressure) hoặc áp lực từ cuộc sống xung quanh, hoặc dễ dàng lao vào các mối quan hệ bạn bè, yêu đương khiến họ đau khổ (vì không nhận ra giá trị của bản thân). “Vũ khí nhắm vào cảm giác tội lỗi” khiến đứa trẻ tìm kiếm sự chấp nhận giá trị từ bên ngoài thay vì biết công nhận chính bản thân mình. Nó khiến đứa trẻ lớn lên và quan sát xem người khác phản ứng với hành vi của chúng như thế nào - để biết rằng điều chúng làm là đúng hay sai - thay vì tự đánh giá điều đó bởi mình.”

Những ví dụ cụ thể thường thấy khiến một người cảm thấy tội lỗi ở các mối quan hệ trong cuộc sống có thể kể đến như:


1. Một người cố tình chỉ ra sự nỗ lực và chăm chỉ của bản thân hoặc ai đó khác họ để khiến người khác cảm thấy thất bại hay không đạt được điều gì đó. Ví dụ khá phổ biến cho cầu này có thể kể đến câu nói “con nhà người ta” mà phụ huynh thường dùng, thay vì nói rõ yêu cầu và mong muốn hoặc góp ý thẳng thắn, bố mẹ lại sử dụng sự nỗ lực và thành công của người khác nhằm khiến đứa trẻ phải soi thành quả của mình trong một tấm gương sáng khác.

2. Trong tình huống nào đó xảy đến, một người đưa ra những lời nói châm biếm hoặc nhận xét gây hấn thụ động khiến người trong tình huống càng cảm thấy đó là lỗi của mình.

3. Trong tình yêu, đối phương cố tình bỏ qua những điều tích cực mà người kia đã làm và chỉ chăm chăm nhìn vào vấn đề tồi tệ đang xảy ra.

4. Họ sử dụng “chiến tranh lạnh” hay cố tình giữ im lặng khi tranh cãi khiến đối phương tự đoán hoặc tự thấy bản thân mình làm gì đó sai trái dù họ không biết mình đã làm sai điều gì.

5. Họ chối bay chối biến rằng bản thân đang phát cáu, đang tức tối dù hành động của họ rõ ràng thể hiện cơn giận lớn như thế nào.

6. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể để thể hiện sự không hài lòng thay vì giải quyết vấn đề: họ thở dài thườn thượt, khoanh tay, đập vỡ đồ đạc hoặc gây ra những tiếng động thể hiện sự bực bội.

7. Họ đưa ra những câu nói cố tình lôi kéo cảm xúc của đối phương như: “Liệu em/anh có nhớ anh/em đã làm …. cho em hay không?” ; “Không phải anh luôn làm những điều đó cho em hay sao?” Nhằm mục đích khiến người khác thấy có lỗi vì đã không làm điều gì đó cho họ ở tình huống hiện tại.


TATU hy vọng với bài viết này, bạn có thể hiểu hơn về hình thức thao túng tâm lý khiến người khác cảm thấy có lỗi guilt-tripping.



tin tức liên quan

26 Tháng 12, 2022
CUỘC THI DÀNH CHO NHÀ SÁNG TẠO NỘI DUNG ÂM THANH ĐÃ CÓ KẾT QUẢ
Hành trình của cuộc thi “Talk to all – Tall to you” đã chính thức về đích. Top 20 cái tên xuất sắc nhất của cuộc thi đã lộ diện.
Xem chi tiết
26 Tháng 12, 2022
RA MẮT MẠNG XÃ HỘI ÂM THANH TẠI VIỆT NAM
Việt Nam vừa chính thức xuất hiện mạng xã hội âm thanh đầu tiên mang tên TATU
Xem chi tiết
26 Tháng 12, 2022
HOT TIKTOKER LÊ BỐNG XÁC NHẬN THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH RA MẮT MẠNG XÃ HỘI ÂM THANH TATU
Đến với “Chương trình phát động Tháng hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia và ra mắt Mạng xã hội âm thanh TATU” Lê Bống hứa hẹn sẽ mang đến một hình ảnh mới, chuyên nghiệp và ngày càng có sự đầu tư hơn.
Xem chi tiết

CUỘC THI DÀNH CHO NHÀ SÁNG TẠO NỘI DUNG ÂM THANH ĐÃ CÓ KẾT QUẢ

26 Tháng 12, 2022
Hành trình của cuộc thi “Talk to all – Tall to you” đã chính thức về đích. Top 20 cái tên xuất sắc nhất của cuộc thi...
Xem chi tiết

RA MẮT MẠNG XÃ HỘI ÂM THANH TẠI VIỆT NAM

26 Tháng 12, 2022
Việt Nam vừa chính thức xuất hiện mạng xã hội âm thanh đầu tiên mang tên TATU
Xem chi tiết

HOT TIKTOKER LÊ BỐNG XÁC NHẬN THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH RA MẮT MẠNG XÃ HỘI ÂM THANH TATU

26 Tháng 12, 2022
Đến với “Chương trình phát động Tháng hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia và ra mắt Mạng xã hội âm thanh...
Xem chi tiết