Tin Tức

“Cảm giác tội lỗi” của một người giúp người khác đạt được mục đích như thế nào?

Guilt-tripping, cũng như những cách thao túng tâm lý khác như “silent treatment” (sử dụng vũ khí im lặng) hay “gaslighting” (hiệu ứng thao túng tâm lý “thắp sáng đèn ga”) - đều được sử dụng nhằm mục đích điều khiển hành vi của một ai đó, và guilt-tripping thao túng người khác bằng cách khiến người đó cảm thấy có lỗi, cũng như làm họ cảm nhận những cảm xúc tiêu cực, chỉ trích hoặc làm xấu hổ họ để thuyết phục học tuân theo yêu cầu, hoặc mong cầu của mình.

Một loạt các nghiên cứu tâm lý mới được thực hiện bởi Đại học Auckland và Đại Học New Hampshire đã cho ra kết quả rằng: Người ta trải qua cảm giác đau đớn hơn nhiều khi nhận sự chỉ trích từ đối phương một cách cường điệu, khi đối phương phóng đại tình huống mâu thuẫn nhằm khiến họ cảm thấy có lỗi vì những điều họ đã làm. Và người kia thực sự đã thành công trong việc khiến đối phương thấy đau khổ vì phải trải qua cảm giác làm tổn thương người quan tâm và yêu thương đến mình.

Rằng khi đối phương càng thổ lộ cảm xúc mãnh liệt và dữ dội rằng họ đã bị người kia làm tổn thương như thế nào - người kia sẽ càng bị nhấn chìm trong cảm xúc tội lỗi. Và khi người ta càng thấy tội lỗi, người ta sẽ dễ dàng đưa ra những lời nói trấn an và bày tỏ mong muốn được làm người kia yên lòng bằng cách thực hiện những điều mà người kia muốn. Và đây là lúc mục đích của họ được thực hiện!

Trong tình yêu, guilt-tripping có thể biểu hiện như việc một người luôn bày tỏ quan điểm từ góc nhìn của mình và tìm cách thể hiện rằng người kia mới là người gây ra sự khó chịu mà họ cảm nhận. Họ sử dụng những từ như “em/anh CHƯA BAO GIỜ làm gì đó…” hay “anh/em LUÔN LUÔN làm gì đó cho em/anh…” hay họ sử dụng những cách nói châm biếm hay đía đểu lên người kia. Đối với họ, việc sử dụng những câu như “đó là chuyện của em, không phải tại anh…” xảy ra thường xuyên. Một người có thể sẽ trải qua cảm giác bản thân mình có lỗi với người kia từ đó phải xin lỗi cho những việc họ không hề làm, hoặc không hề thấy bản thân mình sai. Từ đó, họ vẫn sẽ tiếp tục thực hiện những hành vi gây mâu thuẫn đó vì họ vốn dĩ không biết rằng điều mình làm sai ở đâu? - Đây là nguyên nhân vì sao các phương pháp giải quyết mâu thuẫn trong im lặng hay không giải quyết tận gốc vấn đề có thể khiến vấn đề liên tục xuất hiện và không bao giờ thay đổi.

Ở câu nói “bạn trai/bạn gái nhà người ta” - thay vì nói thẳng điều họ không thích hoặc không hài lòng về người yêu hiện tại, họ dùng cách gián tiếp nhưng vô tình khiến người kia cảm thấy bạn thân có lỗi. Và tất nhiên - điều này gây ra phẫn nộ nhiều hơn là khiến người bạn trai/bạn gái ấy muốn thay đổi, vì chính câu nói ấy khiến họ thấy bản thân bị phủ nhận giá trị.

Trong tình bạn, ví dụ như một người bạn mời bạn đi chơi, nhưng vì nhiều công việc quan trọng nên bạn không đến được. Thế là họ nhắn bạn rằng: “không ai muốn gặp mình cả. Tại sao mình lại rủ mọi người đi chơi làm gì nhỉ? Hay mình huỷ khỏi đi luôn nếu cậu không đến!”. Và áp lực cùng tội lỗi khi làm tổn thương người bạn ấy khiến bạn phải đến dự bữa tiệc dù bản thân cảm thấy buồn và không muốn tham dự. Và lúc này - guil trip của họ đã đạt được mục đích. Dù cho bạn không hề làm gì sai, nhưng người đó khiến bạn cảm thấy rằng đó là lỗi của bạn. Họ khiến cảm giác không vui vẻ của họ hiện ra rõ ràng và bạn chính là người phải xử lý cảm xúc không hài lòng đó của họ.

Tuy nhiên, một vài nghiên cứu cũng tìm thấy rằng dù cho đối phương cố gắng trấn an và mong muốn được ngừng sự chỉ trích lại để dịu đi cảm giác tội lỗi khi làm điều tổn thương người khác, thì họ cũng giảm đi cảm giác hài lòng trong một mối quan hệ. Nói một cách khác, cho dù họ có dịu dàng và an ủi người vừa chịu tổn thương, thì cảm xúc tốt đẹp và tích cực về mối quan hệ cũng giảm đi sau khi trải qua cơn đau từ cảm giác tội lỗi.


Làm sao để xử lý tốt trong tình huống bị ai đó vô tình/cố ý sử dụng guilt-tripping?

Có lẽ khi tình huống guilt-trip xảy ra, khi ai đó làm tình huống trở nên căng thẳng, khi mà họ sẵn sàng rơi nước mắt hay nấc nghẹn và tỏ ra đau đớn vì những điều bạn đã làm (dù bạn không biết bạn sai ở đâu và sai vì điều gì) - bạn có lẽ vẫn muốn trấn an họ và nói rằng liệu bạn làm gì thì mới có thể khiến họ “tha thứ”. Tuy nhiên, sự phẫn uất bên trong khi bạn biết rằng mình không làm gì quá đáng có thể khiến bạn mang cảm giác tiêu cực hướng lại người đó, thậm chí dẫn đến việc bạn muốn tránh xa người kia.

Hãy lắng nghe họ bằng sự cảm thông thực sự

Thực khó khăn để lắng nghe và chia sẻ một người không có mong muốn giải quyết vấn đề, nhưng hãy cứ thử giải quyết nó bằng cách nói rõ điều bạn nghĩ và bạn thấy thế nào về hành vi của họ. Sau đó, hãy để họ có thời gian để thể hiện và xử lý cảm xúc của mình. Nhiều người sử dụng cách tấn công cảm xúc của người khác bởi chính họ cũng không biết làm sao để đối diện và giải quyết cảm xúc của mình. Chỉ khi họ biết rằng họ thực sự có thể nói ra điều thầm kín nhất, có thể tin tưởng và chia sẻ cảm xúc họ sợ người khác chối bỏ - đặc biệt hơn cả, họ cảm thấy bạn sẽ chấp nhận nỗi đau và cảm xúc bối rối bên trong họ. Họ sẽ học được cách tin tưởng hơn và giao tiếp thẳng thắn hơn trong những tình huống tương tự phát sinh trong tương lai.

Nhận ra được cảm giác tội lỗi ấy đến từ đâu.

Cảm giác tội lỗi, hay rất nhiều cảm xúc khác đều có mối liên kết với quá khứ, cũng như có thể xuất phát từ những vấn đề trong mối quan hệ với gia đình 0 Theo nhà tâm lý học ở Oregon - Patrick Cheatham nói trên tạp chí healthline. Cảm giác khi ai đó muốn khiến người khác thấy có lỗi với mình có thể kể đến các lý do như khi người ta xem mối quan hệ đó không bình đẳng; khi họ thấy bản thân bị lợi dụng; hoặc họ chưa bao giờ thực sự học được cách giao tiếp về nhu cầu và mong muốn của chính mình, cũng như không biết cách thực hiện hay gọi tên điều mình cần.

Và khi gặp một người có suy nghĩ như vậy và mang theo những vết thương lòng chưa được giải quyết, hãy tạo ra những ranh giới trong mối quan hệ, hãy nói cho họ biết bạn cần họ tôn trọng những điều gì. Việc đặt ra những giới hạn không thể phá bỏ, những điều họ không nên làm để bảo vệ sự thoải mái của bạn có thể vừa giúp bạn, vừa giúp họ học được cách tôn trọng nhu cầu và mong muốn của riêng mình.

Guilt-tripping, cũng như những cách thao túng tâm lý khác như “silent treatment” (sử dụng vũ khí im lặng) hay “gaslighting” (hiệu ứng thao túng tâm lý “thắp sáng đèn ga”) - đều được sử dụng nhằm mục đích điều khiển hành vi của một ai đó, và guilt-tripping thao túng người khác bằng cách khiến người đó cảm thấy có lỗi, cũng như làm họ cảm nhận những cảm xúc tiêu cực, chỉ trích hoặc làm xấu hổ họ để thuyết phục học tuân theo yêu cầu, hoặc mong cầu của mình.


Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn phát hiện và tránh được những hành vi cố tình thao túng tâm lý, hãy để lại vấn đề bạn đang quan tâm, TATU sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời cho thắc mắc đó!

tin tức liên quan

26 Tháng 12, 2022
CUỘC THI DÀNH CHO NHÀ SÁNG TẠO NỘI DUNG ÂM THANH ĐÃ CÓ KẾT QUẢ
Hành trình của cuộc thi “Talk to all – Tall to you” đã chính thức về đích. Top 20 cái tên xuất sắc nhất của cuộc thi đã lộ diện.
Xem chi tiết
26 Tháng 12, 2022
RA MẮT MẠNG XÃ HỘI ÂM THANH TẠI VIỆT NAM
Việt Nam vừa chính thức xuất hiện mạng xã hội âm thanh đầu tiên mang tên TATU
Xem chi tiết
26 Tháng 12, 2022
HOT TIKTOKER LÊ BỐNG XÁC NHẬN THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH RA MẮT MẠNG XÃ HỘI ÂM THANH TATU
Đến với “Chương trình phát động Tháng hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia và ra mắt Mạng xã hội âm thanh TATU” Lê Bống hứa hẹn sẽ mang đến một hình ảnh mới, chuyên nghiệp và ngày càng có sự đầu tư hơn.
Xem chi tiết

CUỘC THI DÀNH CHO NHÀ SÁNG TẠO NỘI DUNG ÂM THANH ĐÃ CÓ KẾT QUẢ

26 Tháng 12, 2022
Hành trình của cuộc thi “Talk to all – Tall to you” đã chính thức về đích. Top 20 cái tên xuất sắc nhất của cuộc thi...
Xem chi tiết

RA MẮT MẠNG XÃ HỘI ÂM THANH TẠI VIỆT NAM

26 Tháng 12, 2022
Việt Nam vừa chính thức xuất hiện mạng xã hội âm thanh đầu tiên mang tên TATU
Xem chi tiết

HOT TIKTOKER LÊ BỐNG XÁC NHẬN THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH RA MẮT MẠNG XÃ HỘI ÂM THANH TATU

26 Tháng 12, 2022
Đến với “Chương trình phát động Tháng hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia và ra mắt Mạng xã hội âm thanh...
Xem chi tiết