Tin Tức


Cơ chế phòng vệ là chiến thuật do bản ngã tạo ra để chống lại lo âu.

Các cơ chế phòng vệ có nhiệm vụ bảo vệ tâm trí khỏi những cảm xúc và suy nghĩ mà tâm thức không thể đối phó được. Trong một số trường hợp, cơ chế phòng vệ được xem là có vai trò ngăn chặn những suy nghĩ và ý định bốc đồng không phù hợp hoặc không mong muốn khỏi tâm thức.

Các nhà nghiên cứu đã tìm ra nhiều cơ chế phòng vệ khác nhau. Con gái của Sigmund Freud, Anna Freud đã mô tả 10 cơ chế phòng vệ khác nhau do bản ngã sử dụng như sau:

1. Phủ Nhận (Denial)

Phủ nhận có lẽ là một trong những cơ chế phòng vệ được nhiều người biết nhất. Phủ nhận là hành động chối bỏ thẳng thừng việc chấp nhận hoặc công nhận điều gì đó đang hoặc đã xảy ra. 

Cơ chế phủ nhận có mục đích bảo vệ bản ngã khỏi những điều mà bản thân người này không đối mặt nổi. Cho dù phủ nhận có thể bảo vệ ta khỏi lo âu hoặc đau đớn, nó cũng lấy của ta nhiều năng lượng. Vì vậy, những cơ chế phòng vệ khác cũng được sử dụng để giữ những cảm xúc khó chịu tránh xa ý thức của chúng ta.

Nghiện là một trong những ví dụ nổi tiếng nhất của cơ chế phủ nhận. Những người đang lạm dụng chất gây nghiện thường phủ nhận hoàn toàn chuyện hành vi của họ có vấn đề. Trong những trường hợp khác, họ có thể thừa nhận mình có sử dụng chất gây nghiện hoặc rượu bia, nhưng sẽ nói rằng đó không phải là vấn đề.


2. Ức Chế và Xóa Bỏ (Repression and Suppression)

Ức chế là một cơ chế phòng vệ nổi tiếng khác. Ức chế có mục đích chặn thông tin khỏi ý thức của chúng ta. Tuy nhiên, những ký ức này không biến mất mà tiếp tục ảnh hưởng lên hành vi của ta. 

Đôi khi ta cố ý loại thông tin không mong muốn ra khỏi ý thức của mình, cơ chế này có tên là xóa bỏ. Tuy nhiên, trong hầu hết mọi trường hợp, người ta cho rằng việc xóa bỏ ký ức gây lo âu khỏi ý thức được diễn ra trong vô thức.

Ví dụ: Jeanette từng bị bạo hành khi còn bé. Cô ấy không còn nhớ về quá khứ bị bạo hành nhưng hiện tại cô đang vật lộn, cố gắng để tin tưởng người khác và thiết lập các mối quan hệ.


3. Chuyển Dịch Cảm Xúc (Displacement)

Bạn đã bao giờ trải qua một ngày làm việc tồi tệ, sau đó về nhà trút giận lên gia đình và bạn bè mình chưa? Nếu có thì bạn đã trải qua cơ chế chuyển dịch cảm xúc của bản ngã.

Chuyển dịch cảm xúc nghĩa là trút sự bất mãn, cảm xúc và ý định bốc đồng của ta lên người khác hoặc vật nào đó không thể đe dọa ta. “Giận cá chém thớt” là một ví dụ thường gặp của cơ chế phòng vệ này. Thay vì thể hiện sự giận dữ theo những cách có thể gây hại cho ta (như tranh cãi với cấp trên), ta lại thể hiện sự giận dữ đối với một người hoặc vật không đe dọa mình (như vợ/chồng, con cái hoặc vật nuôi).


4. Thăng Hoa (Sublimation)

Thăng hoa là cơ chế phòng vệ cho phép ta thực hiện những ý định bốc đồng không thể chấp nhận được bằng cách biến những hành vi đó thành những hành vi được chấp nhận hơn.

Ví dụ, một người đang rất giận dữ có thể chọn môn đấm bốc làm công cụ trút giận. Freud tin rằng thăng hoa là dấu hiệu của sự trưởng thành, cho phép ta sinh hoạt bình thường theo những cách được xã hội chấp nhận.


5. Phóng Chiếu (Projection)

Phóng chiếu là cơ chế phòng vệ đem những đặc điểm hoặc cảm xúc không chấp nhận được của ta gán cho người khác. Cơ chế phóng chiếu cho phép ta thể hiện mong muốn hoặc ý định bốc đồng, nhưng theo cách bản ngã không nhận ra, từ đó giảm bớt lo âu.

Ví dụ, nếu rất ghét một ai đó, bạn lại có thể cho rằng người đó cũng không thích bạn.


6. Trí Thức Hóa (Intellectualization)

Trí Thức Hóa làm giảm lo âu bằng cách suy nghĩ về các sự kiện theo hướng lạnh lùng và lãnh đạm. Cơ chế phòng vệ này cho phép ta tránh những suy nghĩ về khía cạnh căng thẳng, kích động của tình huống mà chỉ tập trung vào yếu tố trí thức. 

Ví dụ, một người vừa bị chẩn đoán mắc bệnh hiểm nghèo có thể tập trung tìm hiểu tất cả thông tin về bệnh đó để tránh đau buồn và tránh bị tách biệt khỏi thực tế.


7. Hợp Lý Hóa (Rationalization)

Hợp lý hóa giải thích một hành vi hoặc cảm xúc không chấp nhận được theo hướng hợp lý, tránh né những nguyên nhân thật sự gây ra hành vi đó. 

Ví dụ, một người bị từ chối hẹn hò có thể hợp lý hóa tình huống bằng cách nói rằng dù sao thì họ cũng không thích đối phương, hoặc một học sinh bị điểm kém có thể đổ lỗi cho giáo viên thay vì cho sự thiếu chuẩn bị của mình.

Không chỉ chống lo âu, cơ chế hợp lý hóa còn có thể bảo vệ lòng tự trọng và quan niệm của bản thân mỗi người. Khi đối mặt với thành công hoặc thất bại, người ta thường cho rằng thành công là nhờ phẩm chất và tài năng của họ, còn thất bại là vì người khác hoặc hoàn cảnh.


8. Thoái Lui (Regression)

Khi đối mặt với những sự kiện căng thẳng, đôi khi người ta từ bỏ những chiến lược đối phó và chuyển về những xu hướng hành vi ở giai đoạn ban đầu trong quá trình phát triển. 

Ví dụ, một người vô thức lưu luyến giai đoạn còn bé, được bú sữa mẹ, sau đó họ có thể bắt đầu ăn uống hoặc hút thuốc vô độ, hoặc có thể ăn nói rất hung hăng.


9. Phản Ứng Ngược (Reaction Formation)

Phản ứng ngược giảm lo âu bằng cách thể hiện cảm xúc, ý định bốc đồng hoặc hành vi theo hướng đối lập. 

Một ví dụ của cơ chế phản ứng ngược là đối xử cực kỳ thân thiện với người mà bạn rất ghét để che giấu cảm xúc thật. 


Những Cơ Chế Phòng Vệ Khác

Từ khi Freud mới mô tả những cơ chế phòng vệ đầu tiên, những nhà nghiên cứu khác đã tiếp tục tìm ra những phương pháp giảm lo âu khác. Một vài trong số đó gồm: Hành động bốc đồng; Sáp nhập; Giảm mục tiêu; Vị tha; Né tránh; Bù trừ; Hài hước hóa; Gây hấn thụ động…


Cơ chế phòng vệ thường được xem là phản ứng tiêu cực, tuy nhiên một vài cơ chế trong số này cũng có thể hữu ích. Ví dụ như sử dụng óc hài hước để vượt qua một tình huống căng thẳng và gây lo lắng có thể là một cơ chế phòng vệ thích ứng. Trong những trường hợp khác, nó cho phép ta tạm giảm căng thẳng ở những thời điểm quan trọng và tập trung vào những gì cần thiết trước mắt, vì vậy TATU mong rằng bạn sẽ tận hiểu và tận dụng được cơ chế này một cách thông minh nhất!



tin tức liên quan

26 Tháng 12, 2022
CUỘC THI DÀNH CHO NHÀ SÁNG TẠO NỘI DUNG ÂM THANH ĐÃ CÓ KẾT QUẢ
Hành trình của cuộc thi “Talk to all – Tall to you” đã chính thức về đích. Top 20 cái tên xuất sắc nhất của cuộc thi đã lộ diện.
Xem chi tiết
26 Tháng 12, 2022
RA MẮT MẠNG XÃ HỘI ÂM THANH TẠI VIỆT NAM
Việt Nam vừa chính thức xuất hiện mạng xã hội âm thanh đầu tiên mang tên TATU
Xem chi tiết
26 Tháng 12, 2022
HOT TIKTOKER LÊ BỐNG XÁC NHẬN THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH RA MẮT MẠNG XÃ HỘI ÂM THANH TATU
Đến với “Chương trình phát động Tháng hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia và ra mắt Mạng xã hội âm thanh TATU” Lê Bống hứa hẹn sẽ mang đến một hình ảnh mới, chuyên nghiệp và ngày càng có sự đầu tư hơn.
Xem chi tiết

CUỘC THI DÀNH CHO NHÀ SÁNG TẠO NỘI DUNG ÂM THANH ĐÃ CÓ KẾT QUẢ

26 Tháng 12, 2022
Hành trình của cuộc thi “Talk to all – Tall to you” đã chính thức về đích. Top 20 cái tên xuất sắc nhất của cuộc thi...
Xem chi tiết

RA MẮT MẠNG XÃ HỘI ÂM THANH TẠI VIỆT NAM

26 Tháng 12, 2022
Việt Nam vừa chính thức xuất hiện mạng xã hội âm thanh đầu tiên mang tên TATU
Xem chi tiết

HOT TIKTOKER LÊ BỐNG XÁC NHẬN THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH RA MẮT MẠNG XÃ HỘI ÂM THANH TATU

26 Tháng 12, 2022
Đến với “Chương trình phát động Tháng hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia và ra mắt Mạng xã hội âm thanh...
Xem chi tiết